CTI: MUA với giá mục tiêu 25.900 đồng/CP

CTCK FPT (FPTS)

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTI, giá mục tiêu 25.900 đồng/CP, cao  hơn 81% so với giá đóng cửa ngày 26/6. Ứớc tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của CTI trong năm 2015 sẽđạt lần lượt là 504 tỷ (+91% yoy) và 65 tỷ (+306% yoy),~ EPS (E) đạt 1.902 đồng/CP.

Cập nhật định giá lần đầu CTCP Đầu tư phát triển Cường Thuận Idico (mã CTI - HOSE): 

Nhờ vào các dự án BOT giao thông (TL16, QL1A, QL 91, 91B) đang được thực hiện và sắp đưa vào thu phí, tình hình hoạt động kinh doanh của CTI đã được cải thiện nhiều so với những năm trước. ROE trung bình trong giai đoạn 2015-2024 dự phóng sẽ đạt 29%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 4%  trong 3 năm  trước đây.

Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của CTI trong năm 2015 sẽ đạt lần lượt là 504 tỷ (+91% yoy) và 65 tỷ (+306% yoy),tương đương với EPS (E) đạt 1.902 đồng/CP. Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng ngân lưu tự do FCFF, giá trị nội tại cổ phiếu CTI trong vòng 12 tháng tới là 25.900 đồng/CP, cao hơn 81% so với giá đóng

cửa ngày 26/6/2015 là 14.300 đồng/CP. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTI cho mục đích đầu tư trung và dài hạn.

- Kết quả kinh doanh quý I/2015 khả quan: Doanh thu quý I/2015 đạt 109,8 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 14,28 tỷ, tăng 22 lần so với cùng kỳ.

- Dòng tiền mạnh từ các dự án BOT đảm bảo cho CTI trả nợ vay và phát triển các dự án mới: CTI đang thực hiện thu phí tại 2 trạm tỉnh lộ 16 và QL 1A – Đoạn tránh TP. Biên Hòa, mang về doanh thu lần lượt là 30-40 tỷ đồng/năm và 196-300 tỷ đồng/năm. Đến 2016, mức phí tại trạm QL1A sẽ được tăng lên trung bình 50% (theo TT 37/2014/TT-BTC). Trong năm 2016, CTI sẽ đưa vào khai khác tuyến QL91 – Đoạn Cần Thơ – An Giang, doanh thu ước tính vào khoảng 300 tỷ/năm.

- Triển vọng lớn từ các dự án BOT trong tương lai: Ngoài 3 dự án BOT đang thực hiện, CTI đang lên kế hoạch đầu tư vào 2 dự án trọng điểm mới, bao gồm dự án nút giao thông 319 – Cao tốc TP.HCM – Long Thành (tổng vốn 755 tỷ),đường chuyên dùng vận chuyển vật liệu xây dựng và dự án BOT QL 51 (mua lại 200 tỷ vốn chủ sở hữu). Từ nay đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ cần khoảng 187,43 nghìn tỷ cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, ngoài ra, việc thông qua kế hoạch xây dựng sân bay Long Thành sẽ là cú hích cực kỳ quan trọng.

- Chuỗi cung ứng khép kín cho đầu tư cơ sở hạ tầng: CTI có khả năng cung ứng từ các vật liệu xây dựng đầu vào (bê tông nhựa nóng, ống thoát nước, bê tông tươi, đá xây dựng),đội ngũ thi công xây lắp, cho đến các công tác thu phí – bảo trì khi các dự án BOT được đưa vào hoạt động. Chuỗi cung ứng khép kín sẽ giúp CTI tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư và vận hành công trình.